Chú thích Cao Thắng

  1. Sách Lịch sử 11 (nâng cao, tr. 254), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 2, tr. 80) và Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 3, tr. 288) đều ghi Cao Thắng "quê ở Hàm Lại thuộc xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh)". Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam và sách Thành ngữ-Điển tích-Danh nhân từ điển của Trịnh Vân Thanh (1966, quyển 1, tr. 95) đều chép "quê ông ở làng Lê Động, huyện Hương Sơn" (tr. 73). Thông tin trên trang báo Hà Tĩnh Online chép quê ông "ở thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ, tổng Yên Ấp, huyện Hương Sơn (nay là xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh)" . Tại xã Sơn Lễ hiện còn đền thờ ông .
  2. Sau khi triều đình HuếHiệp ước Giáp Tuất với Pháp ngày 15 tháng 3 năm 1874, Trần Quang Cán cùng Đặng Như Mai, Trần Tấn, Trương Quang Thủ đã nổi dậy đánh Pháp theo chủ trương "Bình Tây sát tả". Nghĩa quân đã làm chủ được hầu hết vùng Nghệ An-Hà Tĩnh, trừ thành Nghệ An (Vinh). Sau, cuộc khởi nghĩa bị triều đình Huế sai quân đến đàn áp.
  3. Theo Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 146.
  4. Xem chi tiết ở đây: .
  5. Lược theo 'Việt sử tân biên (sách đã dẫn, tr. 147). Tuy nhiên "vì nòng súng không xẻ rãnh, cho nên đạn không đi xa được" (lời của đại úy Charles Gosselin. Việt Nam sử lược trích dẫn lại, tr. 566).
  6. http://baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/ky-tai-vi-tuong-nong-dan-che-sung-gioi-nhu-nguoi-phap-do-suc-voi-tay-304999.html
  7. http://khoahocdoisong.vn/nhung-khau-sung-truong-cua-cao-thang-ky-2-sang-tao-trong-thieu-thon/
  8. Căn cứ theo Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 147.
  9. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 73.
  10. Chép theo Lịch sử 11 (nâng cao, tr. 256).
  11. Theo Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 159 và 163.
  12. Sách Lịch sử Nghệ Tĩnh cho biết trước đây, thực dân Pháp tung tin Phan Đình Phùng mất vì bệnh kiết lỵ, nhưng căn cứ theo bức công điện của Khâm sứ Trung Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương, thì ông đã hy sinh anh dũng (dẫn theo Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, tr. 84). Sách Lịch sử 11 (nâng cao, tr. 256) chép theo ý này.
  13. Nguồn: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 73), .
  14. Võ Phát tục gọi là Bang Nhu, chỉ huy Thạch thứ ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Sau thất trận, ông bị bắt rồi bị chém chết tại Huế.
  15. Xem bản đầy đủ trong Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 160-162.
  16. Việt Nam vong quốc sử, tr. 89.